-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lương Mạnh Chinh
02/07/2018
Đàm phán Vatican-Trung Quốc, Đức Thánh cha nói ‘giờ Chúa đã đến’
Thứ ba - 26/06/2018 20:40
Đức Thánh cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối thoại đi đến một thỏa thuận hướng đến bình thường hóa vấn đề bổ nhiệm giám mục
Sau một thời gian dài tạm ngưng, trong những tuần gần đây Trung Quốc và Vatican đã nối lại đàm phán về thỏa thuận bình thường hóa vấn đề bổ nhiệm giám mục, theo các bản tin từ Rôma, và Đức Thánh cha nói ngài vẫn cam kết đối thoại với đảng Cộng sản cầm quyền.
Vòng đàm phán thứ nhất kể từ tháng 12 năm ngoái được tổ chức tại Rôma trong tuần thứ hai của tháng 6, theo hãng tin Reuters, dẫn lời các nguồn tin Vatican không được nêu tên.
Chưa có bên nào xác nhận thời gian diễn ra các cuộc đàm phán và trước đó Rôma cũng cho thấy có thể không có thỏa thuận cuối cùng nào được công bố. Theo các bản tin chưa được xác nhận thì ngày chính thức đi đến thỏa thuận ban đầu nằm trong tháng này.
Nhưng các cuộc đàm phán này trở nên phức tạp liên quan đến Đức cha Cui Tai, ngài mất tích 2 tháng nay từ khi bị bắt đi và hàng loạt vụ tấn công nhắm vào Giáo hội ở các tỉnh đa số Kitô hữu như Hà Nam và Hà Bắc sau khi quy định tôn giáo mới hà khắc được Bắc Kinh ban hành ngày 1-2. Hà Nam, nơi có đông người Công giáo hơn các tỉnh khác của Trung Quốc, chứng kiến các quy định cấm trẻ vị thành niên đi lễ trong các nhà thờ được nhà nước công nhận, thánh giá bị tháo dỡ và một số nơi thờ tự bị đóng cửa.
Đức Thánh cha Phanxicô lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận khi nói chuyện trong cuộc phỏng vấn với hãng Reuters tại nơi ngài cư trú.
“Chúng ta đang trong thời điểm quan trọng” Đức Thánh cha nói với phóng viên Phillip Pullela và thêm rằng “đối thoại là một sự liều lĩnh, nhưng tôi thích thử thách hơn là chắc chắn thất bại nếu không tổ chức đối thoại”.
Ngài nói thêm: “Về việc ấn định thời gian, một số người nói đây là lúc của Trung Quốc. Tôi nói giờ Chúa đã đến. Chúng ta hãy thanh thản tiến bước”.
Đức Thánh cha miêu tả các cuộc đàm phán gồm 3 phần: đối thoại chính thức, các mối liên lạc không chính thức giữa các thường dân “chúng ta vốn không muốn cắt đứt”, và đối thoại văn hóa.
Ước tính số người Công giáo ở Trung Quốc nằm khoảng từ 9-12 triệu người, trong đó “Giáo hội chính thức chiếm khoảng 50-70%”.
Việc phản đối thỏa thuận này vẫn còn mạnh mẽ trong Giáo hội thầm lặng, người Công giáo thuộc Giáo hội này phản đối Bắc Kinh kiểm soát việc thờ tự trong các nhà thờ, hội trường và nhà riêng của họ, thường được gọi là các Giáo hội tại gia.
Người công khai cổ vũ chính cho Giáo hội thầm lặng là Đức Hồng y Joseph Zen Ze-kiun của Hồng Kông, ngài nhiều lần phản đối thỏa thuận này trong cuộc phỏng vấn trên trang mạng tin tức Hong Kong Free Press hồi tháng 5.
“Một số người nói có thể hiện nay đang có những vấn đề khó khăn bên phía Trung Quốc, vì có người nghĩ rằng họ không cần thỏa thuận, họ có thể kiểm soát mọi thứ. Có thể có những tiếng nói ở Trung Quốc phản đối thỏa thuận cuối cùng”, Đức Hồng y Zen nói.
“Anh thấy đấy có nhiều hành động bên phía chính quyền cho thấy họ đang siết chặt kiểm soát tôn giáo. Và do đó việc Vatican có thể đi đến thỏa thuận vào lúc này như thế nào lại càng khó hiểu hơn vì rõ ràng họ được xem là đang cộng tác với chính quyền”.
Đức Thánh cha Phanxicô dường như ám chỉ người Công giáo thầm lặng khi nói ngài không muốn “cắt đứt” liên lạc với công dân Trung Quốc, theo các nhà quan sát.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói với báo giới vừa qua rằng Trung Quốc thành thật muốn cải thiện quan hệ song phương với Vatican.
“Chúng tôi sẵn sàng gặp gỡ phía Vatican và đẩy mạnh quá trình cải thiện quan hệ và tăng cường đối thoại song phương mang tính xây dựng”, ông nói.
Một trong những vấn đề chính ngây trở ngại cho cuộc thỏa thuận đó là Vatican sẽ xử lý 7 giám mục bất hợp thức như thế nào, trong đó có một số người được biết có liên quan đến phụ nữ cũng như trẻ em. Có những bản tin cho hay các giám mục này đã trình thư xin lỗi lên Đức Thánh cha nhằm giải quyết vấn đề.
Viết bình luận của bạn