-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lương Mạnh Chinh
28/07/2018
Hơn sáu trăm năm về trước vào thời nhà Lê bộ luật Hồng Đức ra đời khuyến khích nhân dân khẩn hoang mở rộng diện tích đất đai trồng trọt. Vùng sình lầy ven biển thuộc Trấn Sơn Nam Hạ là nơi được chú ý tới. Mười ba dòng họ từ các nơi đã đến đây khai phá cồn hoang lập ấp, dựng làng hình thành nên làng Căn Lau sau gọi là Kiên Lao. Tiền thân của xã Xuân Tiến và Xuân Kiên hiện nay.
Trải qua thăng trầm của lịch sử người dân Kiên Lao trước đây đến xã Xuân Tiến – Xuân Kiên hôm nay đã xây dựng nên truyền thống lao động cân cù, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh cách mạng chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước.
Theo dòng thời gian đã có biết bao sự kiện diễn ra trên mảnh đất này. Toàn thể những ngừời con Kiên Lao đã cùng nhau chung tay xây dựng Kiên Lao ngày một giàu đẹp, có cuộc sống tiến bộ văn minh xứng đáng với sự hy sinh và công lao của những thế hệ đi trước.
Kiên Lao Mảnh đất con người
Đời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông ban hành Luật “Hồng Đức” xuống chiếu dụ cho dân phát triển trang điền, nhất là những nơi còn hoang hoá ở các phủ, huyện có đất bồi ven biển.
Vùng sình lầy Sơn Nam Hạ – một chấn ven biển thuộc đồng bằng Bắc Bộ nằm ở phía nam sông Hồng, dọc sông Ninh Cơ được dân chú trọng khẩn hoang. Tuy còn sình lầy, lau sậy mọc hoang vu và nhấp nhô những cồn cát nhưng do được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ tôm cá nhiều và chim muông tụ về cũng lắm. Hứa hẹn cuộc sống của con người trên mảnh đất này có điều kiện sinh sôi.
Theo ngọc phả đền Kiên Lao còn ghi lại vào khoảng trên 600 năm về trước Đông Đình Thủ Bút Đại Tướng Quân cùng dân đinh của 13 dòng họ: Bùi; Trịnh; Nguyễn; Lương; Lê; Trần; Phạm; Ngô; Vũ; Mai; Đặng; Đỗ và Đinh đã tới đây khai khẩn cồn hoang.
Với khi phách của người đi mở đất, tổ tiên ta ngày ấy đã đoàn kết, gắn bó, cùng nhau kề vai sát cánh vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chống chọi với thiên tai khắc nghiệt quyết tâm biến vùng đất hoang vu thành nơi “An cư lạc nghiệp”.
Qua nhiều năm tháng ròng rã lao động trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn và nắng mưa dầu dãi, cha ông ta đã bỏ ra biết bao nhiêu công sức để “đào sông đắp đường, khai phá các cồn lau hoang vu trở thành đất đai canh tác”.
Đồng ruộng hình thành đến đâu, cư dân quần tụ sinh sống đến đó. Lúc đầu còn là gò, ấp, trại dưới sự điều hành của người đứng đầu khai khẩn. Qua quá trình lâu dài và cũng tốn thêm biết bao công sức, mồ hôi và sương máu tiếp tục tu chỉnh, cải tạo đất đai, trồng tre, cấy trúc lập lên xóm, làng.
Do đất dai khai phá từ các cồn lau nên tên làng được đặt là Căn Lau. Một thời gian sau làng Căn Lau được đổi là làng Kiên Lao – tiền thân của xã Xuân Tiến và Xuân Kiên ngày nay.
Khi dã có nơi “đứng chân” cha ông ta tiếp tục khai phá xuống phía Nam. Đất Kiên Lao mở rộng tới Trung Thành, Hà Lạn (nay thuộc xã Hải Trung, Hải Hà huyện Hải Hậu). Sau này, ông Đinh Hàn Thành còn tổ chức cho dân làng xuống tận vùng ven biển quai đê ngăn mặn, biến vùng đất mặn thành đất đai canh tác va lập lên lang mới Kiên Long, Kiện Hành (nay là xã Giao Long huyện Giao Thuỷ). Qua đó có thể thấy cha ông ta ngày trước quả là có đầu óc và ý chý lớn lao với khát vọng đem lại cuộc sống trên mảnh đất này.
Theo các thư tịch cổ như “Đại Nam nhất thống chí” và sách “Dư địa chí” lang Kiên Lao thời nhà Trần thuộc phủ Thiên Trường, thời nhà Minh bên Trung Quốc sang đô hộ thuộc phủ Phụng Hoá thời nhà Lê thuộc trấn Sơn Nam Hạ, đến thời nhà Nguyễn thuộc huyện Giao Thuỷ. Năm 1812 vua Tự Đức đổi tên phủ Thiên Trường thành phủ Xuân Trường và chia làm 12 tổng. Kiên Lao là một làng lớn đã được lấy tên đặt cho một tổng đó là tổng Kiên Lao. Sau mấy lần chia tách đến cách mạng Tháng Tám bỏ cấp tổng thành lập xã Kiên Lao và là 1 trong 19 xã của huyện Xuân Trường. Xã Kiên Lao được chia thành 20 thôn xóm, từ xóm 1 đến xóm 20.
Ngay 15/10/1952 theo quyết định của Thủ Tướng Chính phủ xã Kiên Lao được đổi thành xã Xuân Kiên và đến giữa năm 1956 sau cải cách ruộng đất xã Xuân Kiên được tách làm 2 xã: Xuân Tiến và Xuân Kiên. Tổ chức hành chính xã Xuân Tiến gồm các xóm: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 11; 17; và 18; Xuân Kiên gồm các xóm 8; 9; 10; 12; 13; 14; 15; 16; 19. Xóm 20 được cắt về cho xã Xuân Hoà; một phần nhỏ xóm 19 giáp Lạc Quần được cắt về cho xã Xuân Lạc (nay là xã Xuân Ninh).
Ngược dòng thời gian về với quá khứ! Với điều kiện tự nhiên đất đai màu mỡ. Vị trí liền sông lớn lại gần biển, cha ông ta ngày xưa sông chủ yếu bằng nghề trồng lúa và chài lưới. Đất đai đã hình thành nên 12 xứ đồng: Thổ Cùng – Bắc Khu, Đa Tài, Trung Thịnh, Tràng Thịnh, Đồng Nhồi, Vườn Vắng, Thổ Trạch, Thổ Đông, Thổ Tây, Hảo Nội, Hảo Ngoại, Thần Từ. Tuy vậy do điều kiện canh tác còn thấp năng suất chua cao nhưng do công sức cải tạo đồng đất đã cấy được 2 vụ/năm.
Cũng do ở vị trí thuận tiện có đường giao thông trên bộ dưới sông tỏ đi các nơi nên Kiên Lao trở thình nơi “Đất lành chin đậu”. Dân ở các vùng khác từ Vụ Bản, Thái Bình, Ninh Bình đến Thanh Hoá đã về đây làm ăn buôn bán. Không ít người ở lại sinh cơ lập nghiệp. Người ở các nơi đến Kiên Lao đã mang đến nhiều ngành nghề thủ công như; đúc đồng; rèn; đóng thuyền; mộc; nề; đan nát; làm bún bánh… Những ngành nghề này đã được dân làng tiếp thu, duy trì phát triển thành nghề truyền thống của địa phương, trở thành thế mạnh cho việc phát triển kinh tế sau này.
Từ những năm xa xưa ấy ông cha ta đã có tầm nhìn về vai trì của giao thông, đã bỏ ra rất nhiều công sức đào sông, đắp dường nối liền khu vực dân cư ở các thôn,các giáp. Từ Trà Thượng cắt ngang là sông Mã. Từ chợ Lau Sáng đến chợ Lau Phiên ngoài đường bộ có thể đi thuyền theo đường sông qua cầu Đình. Trong làng hệ thống sông cũng dọc ngang nối cầu Nội với cầu Quàn; nối cầu Lau Sáng với cầu Cả. Còn ở Thổ Cùng có sông Rõng Mạ giáp giới với thôn An Cư, xã Xuân Vinh. Do lắm sông ngòi dân làng Kiên Lao lại bỏ công của xây dựng cầu bắc qua sông nối liền các thôn cac giáp. Từ đầu làng đến cuối làng phải xây dựng tới gần chục cây cầu: cầu Chợ Phiên, cầu Nội, cầu Quàn, cầu Đình, cầu Khán Nghiêm, cầu Cả, cầu Nhỡ. Giáp với làng An Cư có cầu Thổ Cùng còn giáp với Lạc Quần có cầu Kích. Những dòng sông và cây cầu không chỉ tạo thuận tiện cho việc sản xuất và sinh hoạt của dân làng mà còn tạo nên nét đẹp của một vùng quê. Đó còn là điều kiện để làng Kiên Lao mở rộng giao lưu làm ăn buôn bán với các địa phương trong nước và Quốc tế.
Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”
Cùng với sự phát triển Làng nghề ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời như làng Kiên Lao, tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính.
Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thông thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm nhiều, vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô còn những ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hằng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thân cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau.
Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyen sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng Gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa, làng làm đồ đồng.
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây. Các làng nghề thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn như châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Hà Tây, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình,…
Viết bình luận của bạn